Cả 2 từng hoạt động chung Đoàn kịch Cửu Long Giang rồi Đoàn kịch Kim Cương. Aly Dũng hơn 6 tuổi nhưng Thương Tín vào nghề trước, là đàn anh nên họ quen xưng hô "ông, tôi". Thời đỉnh cao sự nghiệp, Aly Dũng từng đôi lần đóng kép chánh trong khi Thương Tín là siêu sao, đóng vai chính từ sân khấu đến màn ảnh. Sau này, họ gặp lại nhau trong phim Biệt động Sài Gòn.
Họ bàn tán rôm rả về kịch nghệ, phim ảnh Sài Gòn một thuở rồi hỏi han sức khỏe nhau. Aly Dũng nói: "Tôi bị ung thư, ông đau bệnh vậy còn đỡ", Thương Tín đáp: "Tôi bị đột quỵ có thể chết bất cứ lúc nào, ông còn 4 giai đoạn chứ tôi có khi 'đi' luôn, nhanh hơn ông".
Thời trẻ, Thương Tín và Aly Dũng chỉ biết nhau, không thân thiết, giờ gặp lại xúc động vì là người cùng thời. "Chỉ họ có thể nói với nhau hàng giờ về thời quá vãng", nhạc sĩ Tô Hiếu cho hay.
Dù không dư dả, Thương Tín vẫn gửi Aly Dũng 1 triệu đồng. Vì điều kiện khách quan, họ không ngồi nói chuyện lâu, Thương Tín mời Aly Dũng đến nhà Tô Hiếu chơi hôm khác.
Lúc về, hai nghệ sĩ lão thành nắm tay, chúc nhau sức khỏe. Hiện tại, chính Thương Tín khó kiếm vai diễn nên khó lòng giúp đỡ Aly Dũng. Ông nhờ nhạc sĩ Tô Hiếu nghiên cứu, xây dựng nhân vật phù hợp cho đồng nghiệp trong dự án phim mới. "Nghệ sĩ chúng tôi là vậy, không chê vai lớn nhỏ, thời lượng ít hay nhiều, miễn được đóng là vui rồi", Thương Tín cho hay.
Thương Tín và Aly Dũng bịn rịn lúc ra về
Trước đó, VietNamNet đưa tin diễn viên Aly Dũng phát hiện mắc bệnh ung thư máu hồi tháng 8 từ biểu hiện như: da sưng, các cục u lan khắp mặt. Ban đầu, ông được chẩn đoán thiếu hồng cầu, khi khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM mới nhận kết luận bị ung thư giai đoạn 2.
Ba tháng nay, Aly Dũng điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, chi phí lọc máu hơn 6 triệu đồng/tuần khiến ông túng quẫn. Mỗi ngày, diễn viên lão thành ăn cháo lỏng với nước tương để tiết kiệm.
Không người thân thích, Aly Dũng được một số đồng nghiệp hỗ trợ phần nào viện phí. Gần nhất, nhóm nghệ sĩ Phi Phụng, Phương Dung và Thụy Mười đến thăm ông, đại diện một nhà hảo tâm trao tặng hơn 10 triệu đồng.
Nghệ sĩ định khi khỏe hơn sẽ cố gắng đi bán vé số kiếm thêm thu nhập. "Tôi vẫn ráng sống dù không biết cuộc đời mình ngày mai ra sao", ông chia sẻ.
Aly Dũng tên thật là Huỳnh Dũng sinh năm 1950, chuyên trị vai phụ từ sân khấu kịch đến phim truyền hình. Một số vai diễn ghi dấu ấn như người lính trong Biệt động Sài Gòn, anh nông dân Mã Đồng trong Án xưa tích cũ... Hơn 40 năm theo nghề, Aly Dũng hầu như chỉ đóng vai phụ, quần chúng. Vài năm gần đây do tuổi già, sức yếu, ông dần không còn nhận lời mời đóng phim.
Ông từng lập gia đình nhưng người vợ không chịu nổi cảnh nghèo khổ đã bế con bỏ đi mấy chục năm qua. Tài sản lớn nhất diễn viên là căn hộ cũ rộng 9m2 ở TP.HCM, đã bán để trang trải trong giai đoạn dịch Covid-19.
![]() |
Ngôi trường nơi bị cáo Thủy từng công tác. |
Theo cáo trạng, trong quá trình làm hiệu trưởng, từ năm học 2015-2016 đến năm học 2016-2017, ngay từ đầu mỗi kỳ học, bà Thủy đã chỉ đạo thu nhiều khoản đóng góp của phụ huynh học sinh, trong đó có các khoản thu không được phép thu hoặc chưa được thẩm định, phê duyệt của cơ quan quản lý cấp trên. Một số khoản thu, Thủy chỉ đạo không nộp vào tài khoản tiền gửi của trường mà chi tiền mặt vào nhiều hoạt động sai mục đích thu.
Tổng số tiền thu được trong 2 năm học trên 6,7 tỷ đồng. Trong đó, được UBND xã Đặng Cương và Phòng Giáo dục huyện An Dương thẩm định cho thu là: Tiền xã hội hóa cơ sở vật chất năm học 2015-2016 (248.675.000 đồng) và tiền quản lý học sinh ngoài giờ năm học 2015-2016 (135.468.000 đồng).
Việc học tiếng Anh và kỹ năng sống thực hiện theo quy định về dạy thêm, học thêm. Còn lại là các khoản thu chưa được cơ quan quản lý cấp trên thẩm định, cấp phép.
Có 2 khoản thu không được phép thu là tiền lao động vệ sinh (468.900.000 đồng); tiền quản lý học sinh ngoài giờ năm học 2016-2017 (196.260.000 đồng); tổng cộng là 665.160.000 đồng.
Sau khi thu các khoản trên, bà Thủy chỉ đạo thủ quỹ nộp một phần vào tài khoản tiền gửi của trường tại kho bạc số tiền 2.116.579.441 đồng.
Số tiền này, bà Thủy chỉ đạo kế toán theo dõi để sử dụng vào các hoạt động chung của trường. Số còn lại là 4.536.416.757 đồng cho Lê Thị Mai Hạnh, Chu Thị Thảo và Thủy tự quản lý dưới dạng tiền mặt, có mở số tay theo dõi việc thu chi. Trong đó, Hạnh và Thảo là người ghi sổ, Thủy là người duyệt chi, không báo cáo quyết toán với Phòng Tài chính kế hoạch huyện An Dương.
Trong đó, chi không đúng mục đích gồm: chi cho các hoạt động tiếp khách, đối ngoại của trường (270.583.000 đồng); chi 5% đến 10% tiền thu cho các giáo viên tham gia thu tiền (362.244.000 đồng); chi cho tập thể, giáo viên mua quà các ngày lễ tết, ăn uống, du lịch (504.398.000 đồng). Tổng số tiền chi sai mục đích là 1.137.225.934 đồng.
Hành vi của Thủy đã vi phạm nguyên tắc thu đủ, chi đủ, sai mục đích, để vụ lợi tập thể từ các nội dung chi, vụ lợi cá nhân số tiền 415.540.000 đồng.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Lê Thị Thu Thủy 5 năm 6 tháng tù về tội danh trên và buộc bị cáo trả lại hơn 372 triệu đồng cho Trường Tiểu học Đặng Cương để giao lại cho Hội cha mẹ học sinh quản lý, sử dụng.
Trước đó tháng 5/2018, Lê Thị Thu Thủy bị Cơ quan điều tra Công an TP Hải Phòng khởi tố, tạm giam về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo Bảo vệ pháp luật
Bà Ngô Thị Hồng Lê, Hiệu trưởng Trường mầm non Quảng Thắng (phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa) bị kỷ luật cách chức vì đã ăn chặn 1.746 suất ăn của trẻ.
" alt=""/>Nữ hiệu trưởng ở Hải Phòng lĩnh án tù vì chi sai tiền tỷĐây là một thiết bị trung tâm có khả năng tiếp nhận, phân tích và xử lý hình ảnh, dữ liệu từ các camera đơn lẻ nhờ vào công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Từ đó, giúp hệ thống camera thông thường được nâng cấp và trở nên thông minh hơn. Người dùng cũng bớt tốn kém chi phí khi có thể tận dụng các thiết bị cũ thay vì phải đầu tư vào các hệ thống camera AI mới.
Trao đổi với VietNamNet,đại diện Vconnex cho biết, bên cạnh hệ thống camera truyền thống, AI Camera Hub có thể kết nối các thiết bị smarthome nhằm tạo thành kịch bản an ninh công nghệ cao, mang đến giải pháp an ninh cho mỗi gia đình.
Thông qua việc ứng dụng công nghệ AI, hệ thống an ninh gia đình có thể nhận diện được chuyển động của kẻ gian, phân biệt các chuyển động nhằm tránh báo động giả. Thiết bị cũng giúp vẽ vùng cảnh báo, thiết lập được giờ giới nghiêm.
Trước kia, với các hệ thống camera an ninh truyền thống, chỉ đến khi xảy ra vấn đề thì người dùng mới biết, rồi sau đó check lại camera.
Với hệ thống camera được nâng cấp, khi có sự xâm nhập bất thường, chủ nhà sẽ nhận được thông báo ngay lập tức trên điện thoại dù ở bất cứ đâu.
Kết hợp với hệ sinh thái nhà thông minh, dữ liệu cảnh báo của AI Camera Hub cũng có thể kích hoạt đèn sáng, còi báo hú to để đuổi kẻ gian và đánh thức chủ nhà.
Theo một báo cáo mới đây của Fortune Business Insights, quy mô thị trường camera giám sát toàn cầu được định giá 35,47 tỷ USD năm 2022 và sẽ tăng lên 105,2 tỷ USD năm 2029, với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 16,8% mỗi năm.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện là điểm nóng của thế giới khi chiếm phần lớn thị trường camera giám sát toàn cầu.
Trong đó, Trung Quốc là nước có số lượng camera an ninh lớn nhất với khoảng 200 triệu chiếc, gấp nhiều lần so với các nước xếp sau như Mỹ (50 triệu camera) hay Đức (5,2 triệu camera).
Tại Việt Nam, số liệu của Statista Market Insights cho thấy, tính đến tháng 7/2022, tỷ lệ thâm nhập của camera giám sát trong các hộ gia đình ở nước ta là khoảng 1,3%.
Thị trường camera giám sát tại Việt Nam được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn, với tổng lượng camera dự kiến khoảng 15 triệu chiếc vào năm 2025.
Tuy vậy, 90% camera giám sát tại Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhiều sản phẩm camera giám sát đang lưu hành bị đặt dấu hỏi về chất lượng, khả năng bảo mật, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn, an ninh thông tin.
Điều này cho thấy dư địa thị trường camera an ninh dành cho các công ty công nghệ Việt Nam vẫn còn rất lớn.